Đặc sản Tây Sơn Bình Định rất lạ lùng & rất quyến rũ Tây Sơn Quê hương người anh hùng áo vải Nơi chén rượu nhấp môi nồng đến cháy Nơi quanh năm chim mía gọi nhau về

1. CHIM MÍA PHÚ PHONG 

1. CHIM MÍA PHÚ PHONG
1. CHIM MÍA PHÚ PHONG 

Đặc sản Tây Sơn Bình Định Trong đồng mía bạt ngàn của đất Tây Sơn, tỉnh Bình Định có một loài chim nhỏ, cư trú từng đàn. Người ta gọi đó là chim mía Tây Sơn.

Thịt chim mía thơm và ngọt, có thể nướng hoặc rán, nhâm nhi cùng rượu Bầu đá hoặc rượu nấu nguyên chất từ đậu xanh thì tuyệt. “Ai về Kiên Mỹ, Phú Phong Ăn con chim mía thỏa lòng ước ao” 

Huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định có thị trấn Phú Phong, là quê hương của Quang Trung Nguyễn Huệ. Đây thuộc Tây Sơn hạ đạo, một vùng trung du bán sơn địa, với lưu vực sông Côn từ xưa bạt ngàn đồng mía.

Con chim mía

Trong đồng mía ấy có một loài chim nhỏ hơn con se sẻ, cư trú từng đàn trong đám lá mía, mỗi đàn đông tới cả ngàn con.

Người ta gọi là chim mía Phú Phong, món đặc sản ưa chuộng của du khách đến thăm quê hương Nhà Tây Sơn.

Muốn đánh bắt chim mía, người ta dùng cái trủ như tấm lưới, căng suốt bờ ruộng cao hơn ngọn mía, cầm sào dài đập vào lá mía, rung đuổi chim, cứ thế chúng chuyền dần vào trủ.

Những chú chim mía béo tròn sau khi vặt lông, hơ qua lửa cho cháy hết lông tơ, còn lại như một miếng thịt nạc rửa sạch, mổ moi ruột rồi ướp gia vị gồm muối hạt giã nhỏ với ớt, hành, hạt tiêu, thêm ít bột ngọt.

Chế biến dân dã

Món ngon nhất là nướng và rô-ti. Nướng thì mổ banh chim, ướp gia vị rồi ép vào cặp đưa trên lò than hồng. Lật vài lượt, mỡ chảy ra xèo xèo thơm lừng cả xóm.
Chim rô ti thì thả vào chảo dầu đậu phụng vừa sôi, chỉ mươi phút là chim vàng rộm, xương thịt giòn tan.

Những chú chim xếp ra đĩa, rắc lên trên ít hạt vừng rang cho đẹp mắt là có thể thưởng thức. Chim mía mà có rượu trắng chính hiệu Bàu Đá nhâm nhi thì cứ gọi là đệ nhất anh hào.

Thịt chim mía thơm mà ngọt đầm, đậm đà hương vị. Những người sành chim mía, thường chọn những con đầu nhỏ, mỏ ngắn, nếu không tinh sẽ nhầm chim áo giá (áo đà) là loại chim đầu to, mỏ dài, thịt nhạt đánh lừa du khách, vì loại chim này không ngon.

Đồng mía Tây Sơn – Phú Phong ngút ngát xanh, là chỗ cho chim mía ngày càng nảy nở sinh sôi đãi mời du khách gần xa.

2. DÉ BÒ TÂY SƠN 

Về Tây Sơn, đất võ nổi tiếng của anh em Quang Trung Nguyễn Huệ, bạn đang có trước mắt mình mấy món ăn nổi tiếng: chim mía, cá lúi sông Côn và dé bò. Dé bò thì nhiều nơi có.

Cái độc đáo, cái khác của dé bò Tây Sơn là cách chế biến: dé bò nấu lá dang.

2. DÉ BÒ TÂY SƠN
2. DÉ BÒ TÂY SƠN 

Đặc sản Tây Sơn Bình Định Dé là ruột non nhưng món dé Tây Sơn bao hàm cả các thứ lòng chay, thêm huyết, lòng lá xách… Trong đó, lá dang là thứ không thể thiếu.

Cách làm khá đơn giản.

Các thứ lòng chay cắt miếng vừa miếng, ướp gia vị: chút muối, tiêu, bột ngọt, hành. Vài tép sả đập dập thả vào nồi nước nấu. Nước sôi thả lá dang và phần dé đã ướp sôi bùng vài phút. Nêm cho vừa miệng. Là có món. Bỏ giá sống vào tô rồi múc nước, dé.
Rắc lên các thứ rau mùi xắt mỏng: ngổ, lá lốt, ngò tàu, rau răm, mấy lát ớt… Khi ăn phải có bánh tráng nướng. Bạn múc ra chén, có nước có cái, bẻ bánh tráng vào là ăn.

Vị ngọt mềm của mấy lát gan, tụy, thêm chút nhân nhẩn của dé, chút thơm các thứ rau mùi và giòn giòn rau giá, bánh tráng, nhất là tất cả cùng về hùa với lá dang chua chua, chất xin xít lưỡi của nước ruột dé làm nên một tổng phổ đủ cung bậc quyến rũ trên lưỡi.
Người thích thêm vị đăng đắng thì yêu cầu bỏ vào tô mớ lát khổ qua. Đắng thêm nữa thêm đã có sẵn chén mật bò chủ quán để sẵn cứ gia vào theo khẩu vị của mình.

Và dĩ nhiên, nước mắm gừng loang loãng. Bánh tráng cắn thêm cho rôm rả và trái ớt kim. Đắng như có cái hậu ngọt, cay cay, thơm ngon vị bò và nhất là rất bổ dưỡng. Bạn chắc chắn sẽ yêu cầu kèm theo món ăn này xị rượu.

Bốn người, tô dé, vài cái bánh tráng, vài xị rượu, tổng cộng hơn 30 ngàn là đủ cho 1 buổi chiều nào lai rai.

Ở Bình Định món dé bò Tây Sơn đã thành quen thuộc ngon miệng cả cho các bà xã chứ không riêng dân nhậu. Tại thị trấn Phú Phong nơi nào cũng có món đặc sản này.

Bạn về thăm Bảo tàng Quang Trung hay ngoạn thắng cảnh Hầm Hô, tháp Dương Long lúc nào cũng có thể dừng lại thưởng thức.

3. BÁNH HỎI ĐẤT VÕ

Không giống như bún, cũng không giống bánh cuốn, bánh ướt… Người dân đất võ Tây sơn (Bình Định) có thói quen ăn bánh hỏi bất cứ lúc nào

3. BÁNH HỎI ĐẤT VÕ
3. BÁNH HỎI ĐẤT VÕ

Đặc sản Tây Sơn Bình Định Ăn sáng bằng bánh hỏi với lòng heo, ăn bánh hỏi bữa trưa khi không nấu được cơm, tối đi chơi về thấy đói cũng có thể ra phố mua nửa cân bánh hỏi về ăn,…

Theo những người già kể lại, bánh hỏi có từ xưa, là thứ bánh lạ, lúc đầu mới làm ra, ai thấy cũng hỏi là bánh gì?
Từ đó, cái tên bánh hỏi được khai sinh.

Cùng họ với bánh hỏi có bánh tráng, bánh đúc, bánh ít và bún. Bánh hỏi là biến thể của bún tươi. Nhận thấy sợi bún lớn, ăn không ngon nên người thợ chế biến làm cho sợi bún nhỏ lại.

Bánh hỏi và bún có cách chế biến tương tự nhưng bánh hỏi được làm cẩn thận và công phu hơn.

Gạo thơm vo kỹ, ngâm nước một đêm rồi vớt ra xay nhuyễn bằng cối đá. Cứ dăm ba vòng xay lại thêm một ít nước để cối khỏi “nghẹn”.
Bột nước là một hỗn hợp sền sệt được cho vào bao vải khô, “đăng” cho ráo nước. Hấp bột vừa đủ chín, nhồi và chia thành từng khối chừng nửa kilôgam rồi đưa vào khuôn ép thành bánh.

Khuôn bánh hỏi là khối ống bằng đồng, đường kính chừng bảy, tám phân, chiều cao chừng hai mươi phân.

Phần miệng ống hơi loe để tựa vào bàn gỗ. Đáy ống có một rá dày chừng vài ly, có nhiều lỗ nhỏ, vừa cỡ kim may luồn qua được. Bánh hỏi ngon hay không phụ thuộc nhiều vào lá đồng này.

Lỗ nhỏ quá, bột không qua, lỗ lớn quá sợi bánh sẽ lớn ăn không ngon. Để ép bánh, người ta dùng một khối gỗ vừa lòng khuôn, ép cho bột chảy ra.
Bột khá đặc, lỗ lại nhỏ nên thợ phải dùng hệ thống đòn bẩy để tạo sức ép lớn.

Một người ép một người bắt bánh. Mỗi lần ép đòn bẩy xuống là những vòi bột xoăn xoắn tuôn ra.

Người thứ hai đưa tay hứng lấy và ngắt ra từng đoạn chừng 10cm, sau đó đem hấp cách thủy một lần nữa mới hoàn thành. Khi ăn, người ta thêm chút dầu phụng cùng với lá hẹ thái nhỏ li ti thoa lên miếng bánh để thêm hương vị.

Người dân đất võ có câu: “Mưa lâm râm ướt dầm lá hẹ; Em thương một người có mẹ không cha; Bánh xèo bánh đúc có hành hoa; Bánh hỏi thiếu hẹ như ma không kèn”.
Lá hẹ chỉ ăn với bánh hỏi, không dùng cho các thứ bánh khác. Hẹ tuy cùng họ với hành, tỏi nhưng lá rất xanh, hương lại nhẹ nên rất hợp với bánh hỏi. Lá hẹ sau khi thái nhỏ, được xào qua dầu ăn cho thơm.

Hương vị chính của món bánh hỏi là do lá hẹ khử dầu tạo nên, vừa thơm vừa bùi mà không cần đến bất kỳ thứ rau thơm nào ăn kèm.

Vì bánh hỏi là món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ, cúng giỗ, cưới hỏi của người dân Bình Định nên ở các vùng quê làm bánh hỏi chuyên nghiệp như huyện Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước một ngày có thể tiêu thụ cả trăm kilôgam bánh.

Bánh được xếp vào giỏ tre có lót lá chuối nhưng không đậy kín. Bánh hỏi cũng như bún, không kén món ăn kèm. Nếu muốn đơn giản, có thể chan nước mắm chanh ớt hoặc mắm cái rồi ăn liền.

Nhưng thường thì người ta ăn bánh hỏi kèm thịt heo luộc cuốn bánh tráng với dưa leo thái mỏng.

Cầu kỳ hơn, bạn có thể vào nhà hàng chuyên phục vụ món bánh hỏi ở thị trấn Phù Mỹ, có đến hơn 10 món để chọn lựa: bánh hỏi chả giò, bánh hỏi lòng heo, bánh hỏi thịt nướng, bánh hỏi chạo tôm, bánh hỏi tôm càng, bánh hỏi thịt bò nướng, bánh hỏi bò lụi, bánh hỏi gà lụi…

4. BÁNH CUỐN TÂY SƠN 

4. BÁNH CUỐN TÂY SƠN
4. BÁNH CUỐN TÂY SƠN 

Vặn hóa đặc trưng của người Bình Định

Đặc sản Tây Sơn Bình Định Bánh cuốn là món dân dã, dễ ăn, dễ nhớ khi về vùng đất Tây Sơn (Bình Định).

Bánh tráng nhúng, thịt nướng xiên, rau, trứng vịt, nem, chả, đậu khuôn… cuốn thành một cuốn, chấm với nước mắm đậm đà.

Theo lời kể của những người lớn tuổi ở thị trấn Phú Phong (Bình Định), ban đầu, bánh cuốn Tây Sơn không phải được cuốn với thịt nướng, nem, chả, trứng, đậu…, khi đó người ta cuốn bánh tráng với cơm nguội, ăn chống đói.

Cuốn bánh cơm nguội, chắt theo ít nước mắm là bữa ăn mang theo ra đồng của người nông dân. Sáng, trưa, chiều tối, cuốn bánh là bữa ăn trên đồng cạn, dưới đồng sâu.

Người dân Tây Sơn có tục, hễ nhà có tiệc hỉ, giỗ chạp… là có cuốn bánh mang về.

Dĩ nhiên cuốn bánh này đã ngon hơn, khi có thịt, có trứng, có rau… trong tiệc được dành cuốn mang về cho những người ở nhà.

“Hồi đó, nhà nào cũng làm bánh tráng, ăn trên đồng, ăn trong tiệc, ăn vặt… và đặc biệt là vào những ngày giỗ chạp, cưới hỏi. Tùy vào đám tiệc, vào lượng khách mà nhà chủ dành thời gian tráng bánh.

Mời nhà nào phải nhớ nhà đó có bao nhiêu người để biết dành gói cuốn mang về”, cô Trần Thị Loan (thị trấn Phú Phong, Tây Sơn) kể lại.

Bây giờ, bánh cuốn Tây Sơn không còn là cuốn bánh gói cơm nguội, thứ nhân trong ấy đã thay bằng thịt xiên nướng, trứng vịt, nem chả và các loại rau.
Cuốn bánh vẫn là món quà quê mang về trong dịp cưới hỏi, giỗ chạp và hơn thế bánh cuốn Tây Sơn trở thành món truyền thống của người dân địa phương.

Lên Tây Sơn, du khách sau khi thăm thú các di tích, danh lam thắng cảnh, có thể thưởng thức nhiều đặc sản vùng quê theo mùa như chim mía, cá niên, gié bò và dĩ nhiên là không thể bỏ qua cuốn bánh Tây Sơn.

Lâu đời nhất tại đây là quán bánh cuốn Năm Mận (81 Quang Trung, thị trấn Phú Phong).

Một cuốn bánh ở quán Năm Mận gồm 9 nguyên liệu: bánh tráng cuốn, rau sống, đậu hũ chiên, chả ram, nem nướng, chả, nem chua, trứng vịt luộc, xiên thịt bò nướng.
Khách có thể cuốn theo nguyên liệu tự chọn, giá một cuốn tự chọn là 25.000 đồng/cuốn, cuốn bình thường có giá 15.000 đồng/cuốn.

Để nguyên liệu ngon, khi khách đến quán thì chủ quán mới nướng thịt, nem chua, chiên chả ram… Bánh tráng nhúng tùy theo thực khách, muốn ăn chơi nhúng 1 cái, muốn ăn no nhúng 2 cái cuốn bánh dày hơn, ăn no và chắc bụng hơn.

Ngoài quán bánh cuốn Năm Mận, từ thị trấn Phú Phong đi thêm chừng 6km tới thôn Trung Sơn, xã Tây Thuận (Tây Sơn) là quán bánh cuốn Cô Tâm.
Quán nhỏ, không bảng hiệu nhưng là quán quen của khách trong xã, huyện và hành khách trên những chuyến xe lưu thông trên QL 19.

Nguyên liệu cuốn bánh ở quán Cô Tâm có 5 thứ: rau, thịt xiên nướng, trứng, chả ram, bánh tráng, giá mỗi cuốn 10.000 đồng.

“Nguyên liệu ít hay nhiều tùy vào nhu cầu và giá cả. Chất lượng nguyên liệu giống, ngon hay không còn nhờ nước chấm.

Nước mắm, chanh, ớt, tỏi, đường… và đặc biệt là đậu phộng rang xay nhuyễn là bí quyết pha nước chấm của tôi”, chủ quán Hoàng Thị Tâm chia sẻ.

5. CÁ MƯƠNG – RAU RỪNCÁ MƯƠNG - RAU RỪNG

Loài cá mương là loài đặc hữu

Cá mương có nhiều ở thượng nguồn các con sông lớn của Bình Định, nhưng loại cá này tập trung nhiều nhất ở khu vực thượng nguồn sông Kut một nhánh nhỏ của sông Kôn

Cá mương cuốn rau rừng Đặc sản Tây Sơn Bình Định Cá mương bắt lên còn tươi ngon được rửa sạch rồi cho lên nướng (hoặc chiên vàng giòn) chín trên bếp than hồng.

Khi nướng cá được trở luôn tay để lớp vẩy bên ngoài chín vàng giòn mà không bị cháy đen. Khi cá tỏa mùi thơm hấp dẫn là bạn có thể gắp ra đĩa và thưởng thức.

Có nhiều cách để ăn cá mương, bạn có thể ăn kèm cá mương với nước mắm và cơm trắng.

Nhưng ngon nhất là phải cuốn bánh tráng với các loại rau rừng như lộc vừng, ngành ngạnh, lá giang, chua lẻ,… cùng chén nước mắm với vị cay xé lưỡi của loại ớt hiểm đặc trưng ở vùng đất này.

Trong những buổi chiều lộng gió ở đây, được ngồi bên bếp than hồng luôn tay trở những mẻ cá nướng chín vàng rồi thưởng thức thì không còn gì thi vi bằng.